Nhận biết trưởng phòng kinh doanh là ai và làm công việc gì?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Trong hoạt động doanh nghiệp, phòng kinh doanh rất quan trọng khi là bộ phận đem lại doanh thu cho công ty. Vậy trưởng phòng kinh doanh có vai trò trong cơ cấu hoạt động, tổ chức phòng kinh doanh là gì? Công việc của TPKD là gì? Có giống với công việc của nhân viên kinh doanh hay không?

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh – Sale Manager – là vị trí nhân sự chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của phòng kinh doanh. Trong đó sẽ phải nhắc đến các nhiệm vụ quan trọng nhất. Bao gồm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vị trí TPKD sẽ đóng vai trò quản lý, hỗ trợ cho đội ngũ bán hàng. Chính vì vậy, các công ty tuyển dụng Hà Nội rất chú trọng trong việc tìm kiếm nhân sự cho vị trí trưởng phòng kinh doanh.

Mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh

Nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh có sự thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Nhưng bản chất công việc ở vị trí này vẫn luôn xoay quanh 3 yếu tố chính là con người, doanh nghiệp và khách hàng

Quản lý con người

Với vai trò quản lý, trưởng phòng kinh doanh phải là người lên các kế hoạch, chỉ tiêu cho các nhóm nhân viên trong phòng. Các chỉ tiêu, kế hoạch đưa ra phải có tính khả thi. Qua đó, kích hoạt tốt năng suất làm việc của mỗi thành viên, đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh doanh

Trưởng phòng cũng sẽ là người tham gia vào quá trình setup, tuyển dụng  nhân sự mới. Thực hiện huấn luyện, đào tạo cho các nhân viên kinh doanh về chuyên môn. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc.

Quản lý công việc kinh doanh

Công việc tiếp theo trong bảng mô tả công việc TPKD cơ bản theo yêu cầu từ các đơn vị việc làm Hà Nội. Chính là vai trò quản lý các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Với những đầu mục công việc được phân loại rõ ràng như:

  • Xác định mục tiêu kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, các chương trình thu hút khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh.
  • Phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh. Qua đó đưa ra dự đoán về doanh thu trong các giai đoạn tiếp theo.
  • Dự tính ngân sách, chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
  • Làm việc với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận marketing.

Quản lý về khách hàng

Công việc được đánh giá chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kỳ làm việc của các TPKD. Đó là quản lý nhu cầu khách hàng. Cũng như mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp. Trong đó trưởng phòng sẽ đưa ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp với chính sách của công ty. Đồng thời, giải quyết tốt với những khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng

Tình hình tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh ở Hà Nội

Khi thị trường chịu tác động từ dịch bệnh với nhiều dấu hiệu đi xuống, tỷ lệ đào thải nhân sự cao. Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí TPKD với những nhân sự chất lượng ngày càng cao. Để đưa doanh nghiệp kịp thời quay lại với quỹ đạo hoạt động. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Mức lương của vị trí này vì thế cũng được cải thiện hơn. Trung bình khoảng từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. Trong những tập đoàn lớn có thể lên đến 80 triệu đồng/ tháng. Mức lương cụ thể và chính xác sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, cũng như khu vực làm việc.